-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
29 August, 2022
0 bình luận
Chia sẻ 4 Cách xử lý nước lợ hiệu quả nhất hiện nay
Tỷ lệ nước lợ ngày càng cao và đáng báo động tại Việt Nam. Gây ảnh hưởng đến nguồn nước dùng cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Tham khảo các cách xử lý nước lợ tốt nhất ADOCO chia sẻ dưới đây, để khắc phục tình trạng này.
Tìm hiểu về nước lợ và cách xử lý nước lợ
Nước lợ là gì? Ở đâu?
Nước lợ là loại nước trung gian giữa nước mặn và nước ngọt, thường là do sự pha trộn giữa hai loại này. Nước lợ có nồng độ muối hòa tan cao hơn nước ngọt (trung bình từ 1-10 g/L).
Nước lợ chủ yếu ở hạ nguồn các cửa sông giáp biển. Nhưng cũng có thể sinh ra bởi một số tác động của con người như xây dựng công trình đê điều và lũ lụt vùng đầm lầy ven biển. Bên cạnh đó, nước lợ còn được hình thành từ các nguồn khác như:
Quá trình xâm nhập mặn của biển vào sâu đất liền.
Khoáng chất tự nhiên trong đá đi vào sông hồ, suối khi nước chảy qua hoặc qua các tầng chứa.
Phân bón sử dụng trên ruộng nông nghiệp bị thoát ra sông, hồ, suối hoặc qua các tầng chứa nước.
Nước lợ thường là sự pha trộn giữa nước mặn và ngọt
Những ảnh hưởng của nước nhiễm lợ trong đời sống
Vì nước lợ có hàm lượng muối cao hơn nước ngọt thông thường, nên nếu sử dụng trong một thời gian dài, sẽ có những ảnh hưởng xấu.
Đối với con người
Uống trực tiếp nước lợ có thể gây ra tình trạng suy giảm sức đề kháng, gia tăng các bệnh về đường ruột, gan, thận,..
Dùng nước lợ để tắm, giặt, sinh hoạt cũng có thể gây ra các bệnh về da như viêm da, mụn, nhọt.
Sau một thời gian sử dụng, nước lợ làm han gỉ, ăn mòn đồ đạc. Đặc biệt là các biết bị như: ống dẫn nước, bình nóng lạnh, xoong nồi,...
Nông nghiệp – Công nghiệp
Nồng độ muối cao trong nước lợ gây ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp và công nghiệp. Cụ thể như:
- Nước lợ khiến đất đai bị cằn cỗi, không thể trồng trọt, gây mất mùa.
- Thảm thực vật bản địa bị chết hoặc suy giảm đa dạng sinh học do sự sinh sôi nảy nở của các loài chịu mặn. Về lâu dài có thể làm thay đổi cấu trúc hệ sinh thái.
- Đối với ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành sử dụng nồi hơi, nước lợ có thể phá hủy và gây nổ lò hơi.
- Nước lợ ăn mòn máy móc và cơ sở hạ tầng như cầu đường, hàng rào,...
Chính vì vậy, để đảm bảo cho sức khỏe con người, cũng như duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái, cách xử lý nước lợ rất được chú trọng hiện nay.
Các phương pháp tốt nhất để xử lý nước lợ
Có 4 phương pháp xử lý nước lợ tốt nhất hiện nay bao gồm:
Phương pháp chưng cất nhiệt
Chưng cất nhiệt là phương pháp truyền thống, được sử dụng lâu đời nhất từ trước đến nay để xử lý nước lợ, nước mặn. Cách xử lý nước lợ này khá đơn giản, chỉ cần đun nước cho đến khi sôi. Sau đó để nước bay và ngưng tụ lại thì sẽ thu được nước tinh khiết.
Xử lý nước lợ bằng phương pháp chưng cất
*Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí, có thể xử lý được mọi loại nước nhiễm mặn với mức độ khác nhau.
*Nhược điểm: Tốn thời gian, tốn nhiên liệu.
Phương pháp trao đổi ion
Xử lý nước lợ bằng phương pháp trao đổi ion là hình thức lọc nước qua cột lọc hoặc bể lọc có chứa các ion hoạt tính.
*Ưu điểm: Có thể sục rửa và hoàn nguyên đúng quy trình, đảm bảo nguồn nước đầu ra tinh khiết và an toàn nhất.
*Nhược điểm: Khó vận hành và chi phí cao.
Phương pháp thẩm thấu ngược
Cách xử lý nước lợ bằng phương pháp thẩm thấu ngược là lọc nước qua màng RO. Màng RO có các khe lọc kích thước chỉ 0.0001 micromet có tác dụng lọc chất rắn, kim loại nặng, virus, vi khuẩn và cả muối hòa tan có trong nước lợ.
*Ưu điểm: Có thể xử lý mọi loại nước ở nhiều mức độ nhiễm mặn khác nhau, mang đến nguồn nước tinh khiết lên đến 99%.
*Nhược điểm: Khó vận hành, đòi hỏi một lượng lớn điện năng tiêu thụ.
Dùng máy lọc nước
Cách xử lý nước lợ phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay là dùng máy lọc nước. Tuy nhiên, không phải loại máy lọc nước nào cũng có thể xử lý hiệu quả. Thực hiện tốt nhất điều này chính là các loại máy lọc nước RO.
Máy lọc nước RO sử dụng các màng lọc RO có khe lọc siêu nhỏ chỉ 0.0001 micro cùng cơ chế thẩm thấu ngược thông minh, giúp giữ lại toàn bộ các tạp chất, các phân tử muối, vi khuẩn, hóa chất,... và chỉ cho phép các phân tử nước đi qua. Nhờ đó, nguồn nước sau lọc rất sạch và hàm lượng muối hòa tan cũng được xử lý triệt để.
Xử lý nước lợ bằng máy lọc nước RO, nguồn nước sau lọc có thể uống trực tiếp mà không cần đun sôi. Bạn có thể lựa chọn các loại máy lọc nước RO cỡ nhỏ sử dụng cho gia đình ăn uống trực tiếp. Hoặc đối với khu công nghiệp, khu vực nhiễm mặn, chung cư,.. sử dụng máy lọc nước RO công nghiệp chính là sự lựa chọn tốt nhất.
Bạn có thể tham khảo một số dòng sản phẩm máy lọc nước RO xử lý nước lợ hiệu quả nhất hiện nay, được phân phối bởi ADOCO như:
Cây lọc nước RO ADC 202 dùng cho gia đình.
Máy lọc nước RO ADC 108.
Máy lọc nước RO ADC 103 cho gia đình
Bạn muốn tư vấn và báo giá chi tiết các sản phẩm máy lọc nước tốt nhất hiện nay, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Địa chỉ: Công ty Cổ phần Công nghiệp VIETGHA, Số 105 ngõ 509 Vũ Tông Phan Khương Đình, Thanh Xuân - Hà Nội
Số điện thoại : 0936 763 883 - 0902 197 493 - 02466860460
Email: info@adoco.vn
0 bình luận