-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
07 November, 2021
0 bình luận
Tại sao phải lắp đặt trạm xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư?
Nước thải sinh hoạt là nguồn gây ô nhiễm môi trường vô cùng lớn. Chính vì thế, việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là rất cấp bách. Bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nước thải sinh hoạt và những hậu quả mà nó mang lại, cùng với đó là quy trình xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư đạt chuẩn hiện nay. Nếu bạn quan tâm đến môi trường và muốn xử lý nước thải triệt để, hãy tham khảo ngay bài viết này nhé.
Nước thải sinh hoạt là gì?
Nước thải sinh hoạt là loại nước thu được từ hoạt động tắm, vệ sinh, giặt giũ, nấu nước,... và các hoạt động thường ngày khác của con người. Loại nước này sẽ được thải ra môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, lượng tạp chất và hóa chất độc hại chứa trong loại chất thải này nếu không được xử lý và loại bỏ trước khi thải ra môi trường thì thật sự rất nguy hại. Chính vì thế, việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là điều vô cùng cần thiết.
Nước thải sinh hoạt cần được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường
Hậu quả khó lường của việc không xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt nếu không được quản lý chặt chẽ và xử lý trước khi thải ra môi trường thì sẽ mang lại hậu quả khó lường, không chỉ đối với môi trường mà còn đối với sức khỏe của con người và các sinh vật sống khác. Chính vì thế, việc xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư cần được đặc biệt chú trọng.
Thành phần trong chất thải sinh hoạt được chia làm 3 nhóm chính như sau:
- Chất rắn lơ lửng: Đây là tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước và tài nguyên thủy sinh, làm tăng độ đục của nước, giảm khả năng quang hợp của một số sinh vật.
- Chất dinh dưỡng N, P: Đây là tác nhân gây hiện tượng phú dưỡng, là điều kiện lý tưởng cho các loài rong, tảo,… phát triển.
- Các chất hữu cơ BOD5: Đây là tác nhân dẫn đến sự suy giảm nồng độ O2 trong nước. Việc suy giảm lượng oxy hòa tan sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống thủy sinh.
Nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ra hậu quả khó lường
Theo đó, nguồn nước tự nhiên nếu tiếp nhận quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm chết các sinh vật sống trong nước, gây mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng tiêu cực và trực tiếp đến đời sống con người. Bên cạnh đó, nếu không có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư đúng cách thì vẫn sẽ tồn đọng lượng chất hữu cơ vô cùng lớn. Các chất này khi phân hủy sẽ tạo ra mùi hôi thối phát tán trong không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người.
Ngoài ra, nguồn nước ô nhiễm còn là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn, virus mang mầm bệnh phát triển như bệnh tả, bệnh ngoài da,...
Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam thì việc xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư còn rất hạn chế. Điều này gây tác động tiêu cực trực tiếp đến môi trường và cả đời sống của con người và các sinh vật khác. Do đó, yêu cầu đặt ra là công tác xử lý nước thải sinh hoạt cần được chú trọng, siết chặt và quản lý chặt chẽ hơn nữa.
Xem thêm:
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Tổng hợp quy trình Công nghệ xử lý nước thải y tế
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn như thế nào
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư như phương pháp cơ học, hóa lý, hóa học, sinh học,... Mỗi phương pháp sẽ mang lại những hiệu quả riêng, phối hợp với nhau nhằm loại bỏ hoàn toàn các tạp chất có trong nước thải sinh hoạt.
- Phương pháp cơ học: Hoạt trọng dựa trên các quy trình lọc, lắng, tách quán tính,... Cho phép loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn, không tan trong dung dịch.
- Phương pháp hóa học: Là phương pháp sử dụng các chất hóa học để trung hòa, khử màu và khử trùng nguồn nước.
- Phương pháp hóa lý: Đây là phương pháp áp dụng các quá trình như: oxy hóa, đông tụ, hấp phụ, chiết xuất, tinh chế trao đổi ion, điện phân và thẩm thấu ngược. Phương pháp này giúp loại bỏ các hạt mịn và thô cũng như các hợp chất hòa tan trong dung dịch.
- Phương pháp sinh học: Đây là phương pháp sử dụng các vi sinh vật để hấp thụ các chất gây ô nhiễm trong nước thải.
Sơ đồ quy trình lọc nước thải sinh hoạt đạt chuẩn
Dưới đây là quy trình xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư đạt chuẩn, được áp dụng phổ biến hiện nay:
Bước 1: Cân bằng nồng độ pH trong nước thải sinh hoạt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý sau đó.
Bước 2: Áp dụng phương pháp oxy hóa sinh học để khử đi các nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD) và oxy hóa hóa học (COD) và loại bỏ các vi sinh vật có hại trong nước.
Bước 3: Lọc bỏ các chất rắn lơ lửng, các chất bẩn có kích thước lớn còn lại trong nước thải sinh hoạt bằng biện pháp cơ học.
Bước 4: Áp dụng phương pháp khử trùng để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn có hại.
Bước 5: Điều chỉnh, cân bằng độ pH của nước trước khi thải ra môi trường.
Tại sao nên chọn Adoco hỗ trợ xử lý nước thải sinh hoạt?
Nếu bạn quan tâm đến môi trường và việc nâng cao chất lượng đời sống thì hãy đến với Adoco. Adoco chính là đơn vị cung cấp những hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư tốt nhất trên thị trường, được đông đảo khách hàng lựa chọn.
Adoco - đơn vị cung cấp giải pháp lọc nước mà bạn không nên bỏ qua
Đến với Adoco, bạn sẽ được trải nghiệm:
- Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt với chất lượng vượt trội, nguồn nước sau xử lý thải ra môi trường chuẩn sạch.
- Giá thành hệ thống xử lý nước thải hấp dẫn, phải chăng, cạnh tranh trên toàn thị trường.
- Đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, sẵn sàng tư vấn tận tình để quý khách lựa chọn được hệ thống lọc nước thải phù hợp với nhu cầu.
- Chế độ bảo hành, bảo trì lâu dài vô cùng tiện ích.
Nếu bạn quan tâm đến hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư, hãy liên hệ ngay với Adoco để được hỗ trợ sớm nhất.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 105 ngõ 509 Vũ Tông Phan Khương Đình, Thanh Xuân - Hà Nội
- Số điện thoại : 0936 763 883 - 0902 197 493 - 0246 686 0460
- Email: info@adoco.vn
0 bình luận