Xử lý nước rỉ rác

NƯỚC RỈ RÁC LÀ GÌ?

Việt Nam hiện nay có khoảng 755 đô thị, tốc độ gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Vấn đề đặt ra là môi trường sống đang bị suy giảm do không kiểm soát được các nguồn chất thải phát sinh. Xử lý rác thải đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng, đặc biệt là rác thải rắn sinh hoạt. Trong khi đó việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị chủ yếu là chôn lấp, tỉ lệ rác thải đem chôn lấp của các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. HCM chiếm tới 80% – 90%. (xử lý nước thải rỉ rác)

Ô nhiễm nước rỉ rác

Trên địa bàn cả nước chỉ có khoảng 17/91 bãi chôn lấp được xem là hợp vệ sinh, vấn đề xử lý nước rỉ rác cũng là vấn đề đáng quan tâm.

Nước thải rỉ rác là nước loại nước thải được sinh ra trong quá trình chôn lấp rác thải, được hình thành do sự rò rỉ nước mưa thấm vào trong lòng bãi rác, do rác thải có chứa sẵn độ ẩm khi được chôn lấp. Do được sinh ra từ rác thải nên loại nước thải này chứa nhiều thành phần phức tạp, rất độc hạị, các chất ô nhiễm chủ yếu như nitơ, amoniac, sunfua, kim loại nặng, các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, BOD, COD nồng độ rất cao… các chất này thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nếu thấm vào đất, sẽ gây ô nhiễm trầm trọng nguồn nước ngầm, nếu xả thải vào nguồn nước mặt nó sẽ hủy hoại môi trường thủy sinh ở khu vực đó. Vì vậy, rất cần thiết phải xử lý triệt để nước thải rỉ rác trước khi thải ra môi trường.

1. Nước rỉ rác mới

Nước rỉ rác mới được hình thành từ các bãi chôn lấp mới hoạt động, có thành phần điển hình được trình bày trong bảng 1.1

Bảng 1.1: Thành phần nước rỉ rác điển hình

Thành phần

Đơn vị

Bãi mới (dưới 2 năm)

Bãi lâu năm (>10 năm)

Khoảng

Trung bình

pH

4.5 – 7.5

6.0

6.6 – 7.5

BOD5

mg/l

2.000 – 20.000

10.000

100 – 200

TOC

mg/l

1.500 – 20.000

6.000

80 – 160

COD

mg/l

3.000 – 60.000

18.000

100- 500

TSS

mg/l

200 – 2.000

500

100 – 400

N – Hữu cơ

mg/l

10 – 800

200

80 – 120

NH3

mg/l

10 – 800

200

20 – 40

NO3

mg/l

5 – 40

25

5 – 10

P – tổng

mg/l

5 – 100

30

5 – 10

Orthophotpho

mg/l

4 – 80

20

4 – 8

Độ kiềm

mgCaCO­3/l

1.000 – 10.000

3000

200 – 1.000

Ca2+

mg/l

50 – 1.500

250

50 – 200

CL

mg/l

200 – 3.000

500

100 – 400

Fe tổng

mg/l

50 – 1.200

60

20 – 200

SO42-

mg/l

50 – 1.000

300

20 – 50

(Nguồn: Intergrated Solid Waste Management)

Thành phần nước rỉ rác chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, COD dao động từ 2.000 đến 20.000mg/l, tổng Nito dao động khoảng 200 – 2.000mg/l, trong đó, ammoniac rất cao (trung bình 200mg/l). Ngoài ra, nước rỉ rác còn chứa nhiều chất hóa tan, kim loại nặng như Ca2+ (2.000 – 2.500mg/l), Zn2+ (0.84mg/l), Ni2+ (0.5mg/l), Cr3+ (0.12mg/l), Cu2+ (0.46mg/l), Pb2+(<0.13mg/l), Hg2+ (0.09mg/l) và một số chất hữu cơ độc hại (thuốc bảo vệ thực vật, PCBs,…)

Thực tế kiểm tra các chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải bãi chôn lấp Gò Cát trình bày trong bảng 1.2

Bảng 1.2: Thành phần nước rỉ rác Gò Cát

Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

1

pH

4.8 – 6.2

2

Độ kiềm

mgCaCO3/l

1.200 – 4.500

3

TOC

mg/l

18.700 – 31.900

4

COD

mg/l

39.614 – 59.750

5

BOD

mg/l

30.000 – 48.000

6

VFA

 

–          Axit axetic

–          Axit propionic

–          Axit Butyric

–          Axit Valeric

 

 

mg/l

mg/l

mg/l

mg/l

21.878 – 25.182

 

2.569 – 5.995

1.309 – 2.663

4.122 – 4.842

1.789 – 2.838

7

TSS

mg/l

1.760 – 4.311

8

VSS

mg/l

1.120 – 3.190

9

N – tổng

mg/l

336 – 2.500

10

N – NH3

mg/l

297 – 2.350

11

N – NO3

mg/l

5 – 8.5

12

P – tổng

mg/l

55.8 – 89.6

13

Độ cứng

mg/l

5.883 – 9.667

14

Ca2+

mg/l

1.670 – 2.739

15

Mg2+

mg/l

404 – 678

16

CL

mg/l

4.100 – 4.890

17

SO42-

mg/l

1.590 – 2.340

18

Fe

mg/l

204 – 208

(Nguồn: Khoa Môi Trường – ĐH Bách Khoa TPHCM & ĐH Văn Lang)

Kết quả trên cho thấy tỉ lệ BOD/COD cao, do đó có thể áp dụng biện pháp sinh học để xử lý. Hàm lượng BOD cao thích hợp cho việc sử dụng kết hợp kị khí và hiếu khí nhằm loại bỏ phần lớn chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Tuy nhiên, trong nước thải có chứa hàm lượng Canxi khá lớn, tạo tủa, gây ảnh hưởng bùn sinh học, nên trước tiên cần phải khử canxi. Sau xử lý sinh học, hầu hết các tiêu chuẩn đều đạt, trừ COD do nước rỉ rác chứa các chất khó phân hủy như humic, humat…Vì vậy, phải áp dụng các biện pháp oxy hóa bậc cao nhằm xử lý đạt tiêu chuẩn. Theo kết quả nghiên cứu, quy trình công nghệ đề xuất như sau:

Thuyết minh công nghệ

Nước rỉ rác sau khi được thu gom bằng hệ thống ống dẫn, tập trung vào hố thu gom, qua song chắn rác để loại bỏ cặn, tạp chất có thể gây tắc nghẽn hệ thống xử lý. Nước rỉ rác mới có nồng độ hữu cơ cao nên thường được lưu trong hồ chứa với thời gian dài(khoảng vài chục ngày) để các chất hữu cơ tự phân hủy hoặc được sục khí để tăng tốc độ phân hủy và đồng thời hạn chế mùi hôi.

Tiếp theo, nước thải được đưa vào bể keo tụ tạo bông nhằm loại bỏ canxi và SS. Sau khi khử canxi và cặn, nước thải được đưa qua bể UASB để tiếp tục phân hủy các chất hữu cơ và chuyển hóa các chất khó phân hủy, phức tạp thành những chất đơn giản dễ phân hủy hơn. Hiệu quả khử COD trong UASB đối với nước rỉ rác khá cao, có thể lên đến 95% (thông thường > 90%, tải trọng 20kgCOD/(m3 ngày).

Sau UASB, nước thải chảy qua hệ thống bùn hoạt tính để tiếp tục phân hủy các chất hữu cơ còn lại nhờ vi sinh hiếu khí. Hiệu quả khử COD của bùn hoạt tính khoảng 70% (tải trọng 0.6kgCOD/(m3.ngày)). Tuy nhiên mặc dầu hệ thống sinh học hoạt động rất hiệu quả (BOD sau xử lý còn rất thấp <10mg/l) nhưng COD còn đến 400 – 1000mg/l (trung bình 600mg/l) vì là các chất không phân hủy sinh học. Chính vì vậy, nước thải phải được xử lý tiếp tục bằng phương pháp oxy hóa với phản ứng Fenton (H2O2, xúc tác là sắt và mangan).

Nước sau bể bùn hoạt tính được axit hóa đến pH = 3.5, bổ sung xúc tác và oxy già. Phản ứng xảy ra mãnh liệt trong 1 giờ. Sau đó, nước thải được trung hòa đến pH trung tính, kết tủa phần sắt dư. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B mất mùi, mất màu, trong suốt, sau đó tiếp tục xử lý trong hồ sinh học để đạt tiêu chuẩn loại A. Bùn từ các bể oxy hóa, UASB, lắng 2 được tập trung về bể chứa bùn, nén và được chôn lắp ngay trên bãi rác.

2. Nước rỉ rác cũ

Nước rò rỉ tại bãi chôn lấp lâu năm đa phần chứa các hợp chất hữu cơ phức tạp và khó phân hủy sinh học. Đáng lưu ý là hàm lượng N cao, trong đó 90% tồn tại dưới dạng NH3, khi thải ra môi trường sẽ gây độc cho thủy sinh và hiện tượng phú dưỡng hóa. Thành phần và tính chất nước rỉ rác của bãi chôn lấp Đông Thạnh được cho trong bảng 1.3

Bảng 1.3 Thành phần và tính chất nước rỉ rác bãi chôn lấp

Stt

Thành phần

Đơn vị

Nước rỉ rác Đông Thạnh

1

pH

7.8 – 8.4

2

Độ kiềm

mgCaCO3/l

2.000 – 8.000

3

COD

mgO2/l

1.080 – 4.000

4

BOD

mgO2/l

384 – 1.100

5

TSS

mg/l

125 – 640

6

N – tổng

mg/l

450 – 1.450

7

N – NH3

mg/l

400 – 1.360

8

N – NO3

mg/l

1 – 3.2

9

P – tổng

mg/l

10 – 31

10

Ca2+

mg/l

980 – 2.000

11

Cl

mg/l

4.200 – 4.500

12

SO42-

mg/l

1.100 – 2.640

13

Fe – tổng

mg/l

160 – 300

14

Coliform

MPN/100ml

5.106 – 40.106

(Nguồn: Khoa Môi Trường – ĐH Bách Khoa TPHCM)

Kết quả nghiên cứu cho thấy nước rỉ rác cũ chứa hàm lượng vi sinh rất lớn, có thể áp dụng phương pháp sinh học để xử lý một phần chất hữu cơ và chủ yếu là Nito trong điều kiện hiếu khí. Phương pháp sục khí đã được nghiên cứu và áp dụng vào giai đoạn đầu của quá trình xử lý nhằm khử phần nào các tạp chất hữu cơ hòa tan có thể phân hủy sinh học. Kết quả là COD giảm 20 – 25%, N tổng giảm từ 400 – 700 mg/l còn 60 – 90 mg/l, pH tăng từ 8.0 lên 9.9 với điều kiện duy trì DO trong khoảng 5 – 6 mg/l, thời gian sục khí từ 4 – 9 ngày (tùy thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ và nito tổng trong thành phần nước thải).

Kết quả khảo sát chất lượng nước rỉ rác của bãi rác Đông Thạnh cũng cho thấy rằng tỉ lệ BOD / COD rất thấp (0.15 – 0.25) thể hiện khả năng phân hủy sinh học kém, kèm theo độ cứng khá cao, gây khó khăn cho quá trình xử lý sinh học. Do đó, việc áp dụng các biện pháp hóa lý và hóa học trong quá trình xử lý tiếp theo là điều cần thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả xử lý COD bằng chất oxy hóa mạnh là khá cao trong một thời gian tương đối ngắn.

Tuy nhiên, nếu áp chỉ áp dụng phương pháp oxy hóa thì nước sau xử lý cũng không đạt yêu cầu và chi phí hóa chất cũng rất cao. Chính vì vậy, trước khi áp dụng biện pháp oxy hóa, nước thải cần được xử lý bằng các biện pháp sơ bộ như sục khí và keo tụ. Một số nghiên cứu đã được thực hiện và kết quả là hiệu quả khử COD 60 – 75% khi keo tụ bằng phèn bùn, và phản ứng oxy hóa với tác chất H2O2, xúc tác FeSO4, pH = 3.5, cho phép giảm COD nhỏ hơn 100mg/l. Liều lượng H2O2 là 2 – 3l/m3, FeSO4 3 – 5kg/m3.

Tính chất nước thải rỉ rác - xử lý nước thải rỉ rác

Thành phần tính chất nước thải rỉ rác

*Nhận xét: Nước thải rỉ rác chứa đa số thành phần chất ô nhiễm với nồng độ cao và khó phân hủy, do vậy cần kết hợp nhiều phương pháp xử lý như: xử lý cơ học, xử lý hóa lý, xử lý sinh học, xử lý oxy hóa nâng cao …

Hệ thống xử lý nước thải rỉ rác

Đề xuất quy trình công nghệ xử lý nước thải rỉ rác (công nghệ tiêu biểu)

Công nghệ xử lý nước thải rỉ rác

 

  • Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước rỉ rác cũ như sau:

31

  • Thuyết minh công nghệ

Nước rỉ rác được thu gom từ các hố thu, sau khi qua song chắn rác để loại tạp chất có thể ảnh hưởng đến các công trình xử lý tiếp theo, đi vào bể điều hòa nhằm điều hòa lưu lượng và chất lượng nước. Từ bể điều hòa, nước thải được đưa vào bể sục khí nhằm giảm lượng COD dễ phân hủy, nhưng chủ yếu là để khử nito. Sau đó,nước thải được đưa qua bể keo tụ và tiến hành keo tụ với tác chất là phèn bùn ở pH = 5  và hàm lượng phèn là 2000 – 2500mg/l.

Tiếp theo, COD trong nước thải sẽ bị oxy hóa bằng H2O2 với xúc tác là mangan và sắt (II). Liệu lượng H2O2 và FeSO4 tương ứng là 2 – 3l/m3 và 3 – 5kg/m3. Nước sau xử lý có thể đạt tiêu chuẩn loại B. Bùn từ bể keo tụ và bể oxy hóa sẽ được thu gom, xử lý, chôn lấp ngay tại bãi chôn lấp rác.

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA TRẠM XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC QUA NHỮNG BƯỚC SAU

Bước 1: Xử lý sơ bộ bao gồm hồ chứa nước rác tươi, máy tách rác & bể trôn vôi, bể điều hòa, bể lắng cặn vôi. Nước thải được thu gom làm thoáng sơ bộ, tách rác đồng thời ổn định nước thải đầu vào và khử kim loại trong nước rác.

Bước 2: Xử lý nước thải rỉ rác: tháp Stripping hai bậc. Dùng để xử lý N-NH3 trong nước thải. Các thiết bị trong tháp hoạt động hoặc dừng tự động theo sự hoạt động của bơm cấp nước thải lên.

Bước 3: Bể khử Canxi + bể tiền xử lý hóa lý Dùng để xử lý lắng cặn Can xi trong nước rỉ rác.Bể khử caxi được bố trí hệ thống châm hóa chất như 1 bể tiền xử lý hóa lý nhằm tăng cường quá trình xử lý sinh học.

Bước 4: Xử lý nước thải rỉ rác: Bể phản ứng sinh học Seletor + MBBR Dung oxy hóa COD, BOD đồng thời với quá trình nitrification và denitrification. Bể được lắp đặt hệ thống phân phối khí dưới đáy bể để dung cấp khí dạng bọt mịn. Khí được cấp gián đoạn thông qua van điều khiển.

Bước 5: Bể xử lý hóa lý Sử dụng các chất keo tụ để xử lý các chất lơ lửng trong nước rỉ rác và xử lý 1 phần độ màu.

Bước 6 :Bể oxy hóa fenton hai cấp liên tiếp sử dụng các chất oxy hóa mạnh để oxy hóa các chất mang màu và chất ô nhiễm khó phân hủy, sử dụng 2 cấp liên tiếp nhằm làm tăng hiệu suất của quá trình oxy hóa.

Bước 7: Xử lý nước thải rỉ rác: Bể lọc khử trùng Xử lý các thành phần cặn lơ lửng trong nước rác bằng hệ thống bể lọc cát,sử dụng hóa chất NAClO để khử trùng nước thải. 

Bước 8: Hệ thống xử lý bùn dư từ công đoạn xử lý được bơm đến bể chứa và nén bùn. Bùn từ bể chứa sẽ được hút thu gom và vận chuyển vào các ô chôn rác của bãi.

Hình ảnh Trạm xử lý nước rỉ rác
 

V. THUYẾT MÌNH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC

1-QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ĐƯỢC THỂ HIỆN NHƯ HÌNH SAU:

Quy trình công nghệ xử lý nước thải rỉ rác

2- QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC ĐƯỢC DIỄN RA NHƯ SAU:

A. XỬ LÝ SƠ BỘ.

- Nước rác từ bãi chôn lấp được thu gom về hồ chứa nước rác. Tại hồ chứa nước rác có bố trí hệ thống sục khí dạng treo nhằm điều hòa lưu lượng và nồng độ nước rỉ rác. Bên cạnh đó thì hồ chưa nước rỉ rác còn có khả năng phân hủy sinh học

- Nước rỉ rác từ hồ chứa được bơm đến máy tách rác để loại bỏ rác có kích thước lớn hơn 2 mm và chảy vào bể trộn vôi có bố trí hệ thông máy khuấy vôi(hoặc hệ thống sục khí)

- Bể trộn vôi A-02 được cấp vôi và sục khí gián đoạn để tránh lắng cặn vôi và làm tăng hiệu quả nâng pH. Bể có vai trò khử 1 số ion kim loại nặng trong nước rỉ rác và khử màu cho nước rỉ rác

- Nước thải sau bể trộn được tiếp tục được dẫn vào bể điều hòa(A-03). Tại bể điều hòa có bố trí hệ thống sục khí nhằm tăng khả năng hòa trộn, đồng thời giảm mùi phát sinh do quá trình yếm khí xảy ra. Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên bể lắng vôi(A-04) để tách cặn vôi trước khi vào công đoạn tiếp theo.

- Lưu lượng nước thải được đo tự động, tín hiệu thu được sau đó sẽ được truyền vào hệ thống điều khiển PLC-SCADA để từ đó điều khiển lại bơm nước thải đễ vận hành đúng lưu lượng yêu cầu.

B. XỬ LÝ NITO VÀ KHỬ CANXI:

Loại bỏ(N-NH3) bằng hệ  thống Stripping và khử Canxi + tiền xử lý hóa lý.

- Nước thải sau khi lắng vôi được dẫn vào hố bơm (A-05). Nước thải được tiếp tục bơm lên tháp Stripping(A-06) để loại bỏ N-NH3 từ >1000 mg/l xuống 10 mg/l. Tại đây nước thải được bổ sung thêm hóa chất là dung dịch NaOH để duy trì giá trị pH =10-11, cho quá trình xử lý tại tháp Stripping bằng bơm định lượng hóa chất. Quá trình châm NaOH trên đường ống bơm lên tháp Stripping được điều khiển tự động qua thiết bị đo pH được lắp trên đường ống.

- Nước thải trong bể sẽ được bơm tự động lên tháp Stripping theo mực nước đo được trong bể. các thiết bị tháp Stripping được hoạt động hoặc dừng tự động theo sự hoạt động của bơm cấp nước từ bể thu nước.

- Khí được cấp cho 2 tháp Stripping hoạt động theo nguyên tắc nối tiếp: Nước thải sau tháp Stripping 1 sẽ được thu vào hố bơm rồi được bơm tiếp lên tháp stripping 2 quá trình hoạt động như tháp Stripping 1 - sau khi qua tháp Stripping 2 nước thải sẽ được đưa qua bể xử lý Canxi(B-01) nhằm loại bỏ ion Ca2+ trước khí đi vào giải đoạn xử lý sinh học. Tại đây nước thải được trộn với hoá chất trên đường ống phần Ca2+ kết tủa sẽ lắng tại ngăn lắng, nước sẽ tràn theo máng thu sang bể xử lý sinh học.

- Trên đường ống dẫn nước thải từ bể Stripping 2 sang bể B-01 có bố trị thêm hệ thống châm hóa chất (FeCl3, H2SO4, polymer). Lúc này bể B-01 đóng vai tròn là bể tiền xử lý hóa lý(keo tụ – tạo bông- lắng) nhằm tăng điều kiện ổn định và tăng hiệu suất xử lý cho hệ thống xử lý sinh học MBBR.

- Nước rỉ rác sau quá trình tiền xử lý hóa lý có giá trị pH thấp nên đường ống dẫn sang bể sinh học selector (B-02) có châm dung dịch NaOH để nâng pH = 7-7,5 là điệu kiện thuận lợi cho xử lý sinh học hiếu khí.

C. XỬ LÝ SINH HỌC (CÔNG NGHỆ MBBR)

- Nước thải từ bể khử Canxi được dẫn sang ngăn Selector(B-02) rồi chảy sang bể MBBR (b-03). Ngăn đầu tiên của bể Selector có nhiệm vụ tiếp nhận và hòa trộn nguồn nước thải đưa vào hệ thống cùng lượng hồi bùn và hồi lưu lắp đặt trong bể MBBR, đảm bảo điều kiện tối ưu nhất cho quá trình xử lý ở bể MBBR. Lưu lượng nước thải sẽ được tính toán thông qua lập trình căn cứ và thể tính rút nước trong bể MBBR và thời gian hoạt động của mỗi chu kỳ xử lý.

- Ưu điễm nổi bật của công nghệ MBBR là toàn bộ quá trình xử lý sinh học chỉ diễn ra trong 1 bể, không cần sử dụng bể lắng và chu kỳ xử lý ngắn 4h/1 mẻ. Công nghệ MBBR đã được áp dụng hơn 100 công trình trên thế giới và được cấp chứng nhận độc quyền tại mỹ. Chu trình xử lý tại bể MBBR được mô tả như sau + Giờ 1-2h đầu: Fill and Aeration + Giờ thứ 3: setting + Giờ thứ 4: decanting.

- Ở đây các chất ô nhiễm trong nước thải được xử lý bởi các tác nhân là vsv (bùn hoạt tính) và được cấp khí từ máy thổi khí thông qua hệ thống phân phối khí dạng bọt mịn được lắp đặt dưới đáy bể. Quá trình cấp khí diễn ra trong thời gian đầu của chu kỳ nhằm cung cấp đủ lượng Oxy cần thiết cho quá trình cũng như khuấy trộn tăng khả năng tiếp xúc giữa vsv với chất ô nhiễm.

- Hệ thống đo lường và điều khiển sẽ giúp người vận hành nắm bắt được nhu cầu sử dụng oxy của hệ thống, từ đó quyết định mức độ hoạt động của máy thổi khí sao cho vẫn đạt hiệu quả xử lý đồng thời tiết kiệm chi phí điện năng cho quá trình xử lý. Sau thời gian sục khí vừa đủ, ngưng cung cấp không khí vào bể MBBR và bể lắng, thời gian này sẽ diễn ra mãnh liệt quá trình khử Nito. Cuối chu kỳ xử lý nước được đưa sang bể trung gian bằng thiết bị dacentor.

Công nghệ MBBR trong xử lý nước thải rỉ rác

D. XỬ LÝ HÓA LÝ

- Nước thải sau khi xử lý sinh học sẽ được bơm sang bể xử lý hóa lý B-05 để loại bỏ các căn lơ lửng trong nước rỉ rác và 1 phần tử màu. Lưu lượng nước thải bơm lên bể xử lý hóa lý được điều khiển tự động nhờ thiết bị đo lưu lượng lắp trên đường ống bể xử lý hóa lý gồm 3 ngăn đóng vai trò là cụm thiết bị keo tụ + tao bong + lắng. Tại ngăn đầu của bể xử lý hóa lý đóng vai trò là bể tạo bong, dung dịch phèn FeCl3 và H2SO4 được châm vào ngăn này. Ngăn tạo bông được bổ sung polymer nhằm liên kết các bông cặn lại với nhau tạo thành bông cặn có kích thước to hơn và dễ lắng hơn trước khi chảy sang ngăn thứ 3 là ngăn lắng. Quá trình keo tụ, tạo bông với phèn Fe2+ diễn ra ở pH=3-3,5.

E. OXY HÓA FENTON 2 BẬC

- Sau quá trình xử lý hóa lý nước thải sẽ được dẫn sang cụm xử lý fenton 2 bậc (C-01–> C-02–>C-04–>C-05–>C-03) để tiếp tục xử lý màu và các chất không có khả ngăn phân hủy sinh học trong nước rỉ rác. Tại cụm oxy hóa fenton 2 bậc hóa chất Fe2+, H2O2 và H2SO4 được châm vào các ngăn C-01(fenton bậc 1) và C-04 (fenton bậc 2)

- Hệ tác nhân fenton là 1 hỗn hợp gồm các ion Fe2+ và H2O2 chúng tác dụng với nhau tạo thành các gốc tự do hydroxyl * OH, còn ion Fe2+ bị oxy hóa thành Fe3+

- Chính các gốc *OH sinh ra trong quá trình phản ứng sẽ phản ứng với các gốc hữu cơ mang màu theo phản ứng *OH + RH –> R* + H2O

- Các gốc hữu cơ sau quá trình phản ứng sẽ trở nên linh động và dễ dàng tạo thành các phản ừng cắt thành các mạch ngắn, mà sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O

- Phản ứng fenton đối với nước rỉ rác diễn ra mạnh ở giá trị pH thích hợp. Sau quá trình phản ừng fenton 2 bậc, dung dịch NaOH được châm vào bể C-03 nhằm nâng pH =7-8 để khữ Fe và hàm lượng H2O2 dư

- Quá trình sau khi phản ứng nước được bơm lên thiết bị lắng gồm 3 ngăn C-06. Tại đây hóa chất polymer được châm vào ngăn 1 nhằm liên kết tạo thành các bông cặn có kích thước lớn và NaOCl sẽ được châm vào ngăn 2 để tăng cường quá trình oxy hóa các chất ô nhiễm còn lại trong nước rác. Sau đó tại ngăn lắng bùn được lắng xuống đáy, nước trong chảy qua máng tràn vào bể lọc C-08.

Hình ảnh Công nghệ FENTON

F. LỌC VÀ KHỬ TRÙNG NƯỚC

- Bể lọc C-08 với lớp vật liệu lọc là cát thạch anh có chức năng loại bỏ các cặn còn lại sau bể lắng thứ cấp

- Nước rác sau khi qua bể lọc được dẫn sang bể khử trùng C-07, tại ngăn đầu tiên của bể khử trùng, bơm định lượng sẽ cấp dung dịch hóa chất đễ khử trùng nước thải, sau 1 thời gian phản ứng trong bể khử trùng nước thải đạt theo tiêu chuẩn yêu cầu và chảy vào hồ sinh thái.

G. XỬ LÝ BÙN

- Bùn lắng từ các bể A-04, B-01, B-04 và bùn sinh học dư từ bể B-03 được xả về bể nén bùn B-04, tại bể nén bùn lắp đạt hệ thống phân phối khí đễ cấp khí trong quá trình phân hủy bùn(bùn sinh học). Trong bể phân hủy bùn duy trì bùn ở trạng thái thiếu khí để làm tăng quá trình phân hủy VSV và tránh các mùi hôi thối sinh ra nếu để bùn ở trạng thái yếm khí.

- Bùn từ quá trình xử lý hóa lý, bùn sinh học được tự động thu gom về bể chứa bùn. Bùn từ bể chứa sẽ được xe bồn hút thu gom và vận chuyển vào các ô chôn rác của bãi rác.

Hình ảnh xử lý bùn thải
 

3. Công ty Cổ phần Công nghiệp VIETGHA - Đơn vị cung cấp chuyên sâu về các giải pháp xử lý nước hàng đầu tại Việt Nam.

Xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ rác là một giải pháp phù hợp để loại bỏ những lo ngại do các chất ô nhiễm trong nước thải gây ra. Chúng tôi có thể giúp bạn thiết kế hệ thống phù hợp đáp ứng nhu cầu cụ thể của các bãi chôn lấp công nghiệp, thành phố, hay chôn lấp chất thải nguy hại. Hệ thống thiết kế cho phép xả vào cống thoát nước hoặc hệ thống ao hồ sông suối gần đó mà không có bất kì nguy hại nào cho môi trường.

Rất mong được hợp tác với quý khách hàng, để biết thêm chi tiết và tư vấn miễn phí về hệ thống xử lý nước thải rỉ rác. Liên hệ Công ty Cổ phần Công nghiệp VIETGHA chuyên tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải hiện đại, Lọc nước giếng khoan công nghiệp.

Công ty Cổ phần Công nghiệp VIETGHA

Địa chỉ: Số 105 ngõ 509 Vũ Tông Phan Khương Đình, Thanh Xuân - Hà Nội

Email: info@adoco.vn Điện thoại: +84-4-66860460 - Fax: +84-4 -3855 2835

Chi nhánh TP HCM: Sô 10A Nguyễn Ảnh Thủ - Phường Hiệp Thành - Quận 12

Fanpage: https://www.facebook.com/ThietbilocnuocAdoco

Hotline: 0936763883 - 0902.197.493

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0936 763 883